Phân biệt mồ hôi trộm do sinh lý và bệnh lý

Chứng ra mồ hôi trộm có thể là biểu hiện của sinh lý hoặc bệnh lý, cụ thể như sau:

– Do sinh lý: Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là do hệ thần kinh đại não vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trong khi trẻ đang ở thờ kỳ tăng trưởng phát triển, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn ở người lớn, nếu chỉ tăng thêm chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Mồ hôi trộm sinh lý không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

– Do bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương hay bị lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu của trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ. Mồ hôi đổ nhiều nhưng không phải do thời tiết.

Nguyên nhân bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ em:

– Do trẻ bị thiếu vitamin D: Trẻ bị thiếu vitamin D thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, lúc ngủ hay giật mình và có biểu hiện rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D do đang trong giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Ngoài ra, một số trẻ sinh non, thiếu cân, mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, còi xương… cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin D.

Trẻ bị thiếu vitamin D thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc

– Do hệ thần kinh đại não chưa phát triển hoàn thiện: Trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi trộm do lý do này thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Trẻ nhỏ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể

– Do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý: Những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm thường bị ra mồ hôi trộm ở đầu, nhất là khi trẻ bú mẹ hoặc ngủ. Trẻ còn có một số biểu hiện như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng…

Trẻ bị ra mồ hôi trộm ở đầu…

– Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn: Đôi khi vì quá cẩn thận mà cha mẹ ủ ấm cho bé đến mức bí bách khó chịu, làm trẻ toát mồ hôi. Những trường hợp đổ mồ hôi như thế này thì chỉ cần làm thoáng hơn không gian ngủ của bé là sẽ không bị ra nhiều mồ hôi nữa.

Cha mẹ không nên đắp quá nhiều chăn cho con

Trên đây là những nguyên nhân bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ mà cha mẹ cần biết. Trẻ nếu bị ra mồ hôi trộm liên tục sẽ làm cơ thể mất nước và sức khỏe yếu đi, trẻ dễ bị ngấm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, cảm, ho, sổ mũi… Do vậy, nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều mà không rõ nguyên nhân thì cha mẹ cần đưa tới cơ sở y tế để khám tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

( Thanh Tâm: Sưu tầm và tổng hợp )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *